Bạn sẽ không còn phải mệt mỏi tìm kiếm và chạy theo khách hàng nữa, thay vào đó khách hàng sẽ tự tìm đến với bạn. Không những thế, họ còn sẵn lòng trả nhiều tiền hơn nếu bạn thực sự là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
Đến với business thienmy để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!
Dưới đây là 7 lý do giải thích tại sao việc trở thành chuyên gia lại vô cùng hữu ích đối với sự nghiệp của bạn:
1. Bạn không phải chạy theo khách hàng nữa, họ sẽ tìm đến bạn
Các khách hàng sẽ tự tìm đến khi bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Dave Ramsey là một ví dụ.
Ông được coi là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, thế nên ông chưa từng vận động hành lang cho công việc của mình và dường như không cạnh tranh với bất cứ ai. Đơn giản là ông chỉ đưa ra các lời khuyên và được coi là người có uy tín, vì thế khách hàng tới với ông.
Họ mua sách, tham dự các buổi hội thảo, đọc trang web của ông, tất cả đều xuất phát từ thực tế ông được coi là một chuyên gia tài chính.
2. Lời khuyên của bạn không còn bị khách hàng đặt dấu hỏi
Nói chung, khi bạn biết ai đó hiểu biết những điều họ đang nói, có lẽ bạn sẽ không tranh luận với họ. Ví dụ, một chuyên gia phẫu thuật sẽ biết nhiều hơn chúng ta rất nhiều về những hoạt động bên trong cơ thể con người. Nếu họ nói ai đó cần một cuộc phẫu thuật cụ thể nào đó thuộc phạm vi chuyên môn của họ, thì mọi người sẽ không tranh luận điều đó với họ. Tương tự như vậy, khi bạn được coi là một chuyên gia, các khách hàng sẽ ngừng đặt dấu hỏi với những đánh giá và lời khuyên của bạn.
3. Bạn có được tầm ảnh hưởng trong thị trường của bạn
Nếu bạn được coi là một chuyên gia, bạn sẽ có khả năng tạo ảnh hưởng đối với những người khác trong cùng lĩnh vực.
Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty sửa chữa nhà cửa và đang nỗ lực trở thành một chuyên gia, các chuyên gia sửa chữa nhà cửa khác sẽ bắt chước, hay ít nhất là ngưỡng mộ những việc bạn làm.
Điều này sẽ tạo cho bạn tầm ảnh hưởng trong thị trường và cho phép bạn tạo ra những thay đổi và tiếng nói được quan tâm trong ngành của bạn.
4. Bạn có thể tăng mức giá cho các dịch vụ đưa ra
Khi một khách hàng thuê ai đó thực hiện một dịch vụ hoặc cung cấp một sản phẩm, họ sẽ trả nhiều hơn nếu người đó được coi là chuyên gia. Hãy liên hệ tới ví dụ nêu trên của Dave Ramsey.
Bạn có trả nhiều tiền hơn cho một cuốn sách tài chính do một chuyên gia tài chính có tên tuổi như Dave Ramsey viết so với một kế toán viên không tên tuổi viết? Tất nhiên là bạn sẽ làm như vậy. Tương tự như vậy, khách hàng sẽ sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ của bạn nếu họ thấy bạn là một chuyên gia.
5. Bạn sẽ thu hút sự chú ý nhờ vai trò chuyên gia
Khi bạn đã được coi là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ nhận được sự chú ý xứng đáng. Điều này có thể bao gồm những lời mời xuất hiện trên sóng truyền hình, phát thanh hoặc các nhà xuất bản sẽ yêu cầu bạn chia sẻ những hiểu biết của mình trong một cuốn sách. Bất kể dưới hình thức nào, được coi là “chuyên gia’, bạn sẽ có được sự chú ý và tôn trọng xứng đáng.
6. Bạn có hiểu biết rõ ràng về thông điệp tiếp thị của bạn
Trở thành chuyên gia cũng đồng nghĩa bạn sẽ có hiểu biết rõ ràng hơn về thông điệp tiếp thị tổng thể của bạn. Nói cách khác, bạn có tầm hiểu biết vi mô trong lĩnh vực của bạn để hiểu điểm mạnh của bạn ở đâu, và do đó bạn hiểu thông điệp tiếp thị phải như thế nào.
Ví dụ, bạn là một kiến trúc sư. Trước đây bạn đã đảm nhiệm những công việc thuộc nhiều lĩnh vực, từ vẽ thiết kế nhà ở cho tới tạo ra các bản thiết kế cho các dự án thương mại lớn.
Kết quả là, thông điệp tiếp thị của bạn hướng tới nhiều đối tượng khách hàng, và đây là một việc khó. Tuy nhiên nếu bạn quyết tâm tìm ra điểm mạnh của bạn với vai trò là một kiến trúc sư, thì bạn có thể hướng chiến lược tiếp thị của bạn thẳng tới những khách hàng phù hợp với phạm trù hẹp đó.
Ví dụ, bạn ngừng tiếp thị tới những người đang xây nhà và thay vào đó tập trung toàn bộ các nỗ lực tiếp thị vào các thành phố và các chủ doanh nghiệp khác, những người có thể sử dụng dịch vụ của kiến trúc sư thương mại như bạn. Kết quả là bạn tập trung vào chiến lược tiếp thị và vạch ra quy trình thu hút khách hàng.
7. Những người có uy tín và các chuyên gia khác sẽ tìm gặp bạn
Bạn biết mình là một chuyên gia thực sự khi các chuyên gia khác bắt đầu tìm kiếm bạn. Ví dụ, một chuyên gia thể dục sẽ tìm tới một chuyên gia thể dục khác để tạo ra các loạt bài tập trong đó có các kiểu bài tập của cả hai chuyên gia. Hay như một người dẫn talk show sẽ tìm kiếm một chuyên gia cùng lĩnh vực để xuất hiện trên chương trình của họ.
Có hiểu biết tổng quát về nhiều thứ thì tốt, nhưng bạn sẽ không được coi là một chuyên gia về bất cứ thứ gì nếu bạn không chuyên sâu về lĩnh vực nào cả.
Do những lợi ích quá lớn của việc trở thành chuyên gia, nên thật có ý nghĩa nếu bạn tập trung vào những việc bạn giỏi và có những bước đi cần thiết để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply