6 câu nói phản tác dụng trong giáo dục trẻ em

Khi có chuyện gì đó không vui khiến con bạn khóc hoặc buồn bực, bạn đừng vội coi thường cảm xúc của trẻ và dùng những lời lẽ không hay để làm tổn thương con. Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng và hẳn là bạn không muốn nhìn thấy con mình vô cảm chứ?

 

Trong khi trẻ còn nhỏ, những hành động của chúng có thể làm cho bố mẹ “nổi điên” và trong những lúc như thế, việc buông ra những câu nói có thể vô tình làm tổn thương con trẻ mà bạn không biết. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ khi chúng lớn lên.

Hãy thử xem bạn có bao giờ bị mắc vào những sai lầm sau đây không nhé:

1. “Con là đứa vô dụng”

859ef7c284064d44 Sad Kid.xxxlarge 2x 6 câu nói phản tác dụng trong giáo dục trẻ em

Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bạn vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy.

Muốn làm giàu thì phải luôn cập nhật và nắm bất các thông tin về tình hình kinh tế thế giới, trào lưu sống mớiphong cách sốngstatupý tưởng khởi nghiệp  trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không vào trang business của chúng tôi để xem nhưng thông tin mà bạn cần như tin về thị trường chứng khoánthị trường nhà đất!

 

Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”.

2. “Con chỉ có việc học mà cũng không nên hồn”

Bạn đã dành toàn bộ thời gian cho con tập trung học tập, thậm chí cho con học hết lớp này đến lớp học thêm khác nhưng con vẫn không tiến bộ là bao nhiêu. Đừng vội chê trách con mà hãy xem sở thích và khả năng học tập của con đến đâu. Hãy cho trẻ có khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc tham gia việc nhà thay vì bắt con ngồi vào bàn học cả ngày bởi điều đó sẽ khiến trẻ chán ngán. Nếu bạn chê bai nữa thì trẻ có thể phản ứng ngược lại điều bạn muốn đấy.

3. “Cấm được cãi”

Bạn cho rằng là con thì không được cãi bố mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào, tuy vậy bạn nên dành thời gian lắng nghe tâm tư của trẻ. Nếu bạn luôn độc đoán sẽ khiến trẻ không tin tưởng bạn nữa.

4. “Tại sao con lại không ngoan và học giỏi như anh A/chị B nhỉ?”

96779303 6 câu nói phản tác dụng trong giáo dục trẻ em

Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Mỹ) khẳng định, nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được.

Khi đã bị tổn thương, thậm chí bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Vì thế, bạn hãy cân nhắc khi so sánh con với những người khác. Mỗi đứa trẻ sinh ra là một điều đặc biệt, chúng có tính cách khác nhau vì thế mới tạo nên sự đa dạng.

5. “Có thế mà con cũng khóc/buồn à?”

Khi có chuyện gì đó không vui khiến con bạn khóc hoặc buồn bực, bạn đừng vội coi thường cảm xúc của trẻ và dùng những lời lẽ không hay để làm tổn thương con. Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng và hẳn là bạn không muốn nhìn thấy con mình vô cảm chứ?

6. “Bằng tuổi con, bố/mẹ đã phải làm đủ thứ”

Mỗi thế hệ một khác, con bạn cho dù không phải vất vả như bạn nhưng chúng cũng phải chịu nhiều áp lực ở hiện tại. Việc mang bản thân ra làm hình mẫu là điều bình thường, nhưng tốt nhất là nên khuyến khích con hơn là việc so sánh tiêu cực.

Nhà tâm lý Hà Linh

 

Chuyện Doanh Nhân
Tin Tức Giáo dục
Dự Án Kinh Doanh
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Nội – Ngoại Thất
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>