Mẹo chống say xe ô tô cực hay mà không cần uống thuốc
Tâm lý: Ngoài những lý do về sức khỏe, bệnh tật… không loại trừ yếu tố tâm lý cũng dẫn đến tình trạng say xe. Thực tế thì nhiều người chỉ nhìn mới nhìn thấy xe ô tô thôi cũng đã cảm thấy bị say. Bởi lúc này tín hiệu mà mắt thu được truyền tới não bộ vốn bị ám ảnh bởi việc say xe khiến cho họ dù chưa bước lên ô tô cũng đã có cảm giác như đang lắc lư di chuyển.
Nhiều người từng trải qua cảm giác say xe ô tô và cảm giác mệt mỏi đó khiến cho họ thấy e ngại, thậm chí là sợ khi phải di chuyển bằng phương tiện này.
Say xe ô tô là gì?
Say xe ô tô không phải là bệnh lý, nó là hiện tượng phản ứng của cơ thể khi di chuyển bằng phương tiện xe hơi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say xe là do tai và mắt nhận tín hiệu không đồng nhất, khiến cho não bộ không thể thích ứng và cân bằng nên dễ xảy ra tình trạng choáng, nôn nao, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh…
Bạn đang có nhu cầu mua bán ô tô cũ mà không biết nhờ ai hãy đến với chúng tôi để tư vấn mua bán oto cũ giá rẻ tốt nhất hay con mua ô tô cũ giá tốt còn nguyên như mới
Ngoài ra, do cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng người mà cũng có thể dẫn đến bị say xe ô tô. Cụ thể như:
♦ Người có vấn đề về huyết áp: Khi xe di chuyển, trạng thái cơ thể thay đổi không kịp thích nghi dễ khiến cho những người vốn có vấn đề về huyết áp bị hẫng và không tránh khỏi việc cảm thấy chếnh choáng.
♦ Người bị bệnh về tiền đình: Quá trình xe di chuyển, các chất dịch và mạch máu trong tai bị kích thích ảnh hưởng đến tiền đình, dẫn đến tình trạng cơ quan này bị rối loạn chức năng, gây cho người đi xe có cảm giác đau đầu, chóng mặt…
♦ Người trong tình trạng đói, mệt mỏi, ức chế vì mất ngủ hoặc bực bội cũng rất dễ bị say xe ô tô… đây là một dạng phản ứng của các cơ quan bên trong cơ thể con người đối với việc thay đổi trạng thái di chuyển.
♦ Tâm lý: Ngoài những lý do về sức khỏe, bệnh tật… không loại trừ yếu tố tâm lý cũng dẫn đến tình trạng say xe. Thực tế thì nhiều người chỉ nhìn mới nhìn thấy xe ô tô thôi cũng đã cảm thấy bị say. Bởi lúc này tín hiệu mà mắt thu được truyền tới não bộ vốn bị ám ảnh bởi việc say xe khiến cho họ dù chưa bước lên ô tô cũng đã có cảm giác như đang lắc lư di chuyển.
Xem Thêm: Top 5 lý do nên chọn mua xe ô tô cũ khi mua xe lần đầu
Mẹo chống say xe ô tô cực hay
Đối với những người bị say xe ô tô mà vẫn phải thường xuyên di chuyển bằng phương tiện này thì quả thật là cảm giác không hề dễ chịu một chút nào. Và thuốc chống say xe như là một bảo bối giúp họ vượt qua việc này mặc dù tâm lý chung của tất cả mọi người đều rất e ngại phải sử dụng thuốc quá nhiều. Tuy nhiên đối với những người giàu kinh nghiệm về ô tô của Banxehoi.com, họ chia sẻ rằng có rất nhiều mẹo hay để chống say xe mà không cần dùng đến thuốc. Hãy thay đổi và nghĩ rằng thuốc chống say xe chỉ là phương án cuối cùng.
1. Mẹo chống say xe ô tô bằng gừng tươi
Dùng một mẩu gừng tươi nhỏ, nạo lớp vỏ ngoài, rửa sạch rồi giã nát, hòa cùng một ly nước lọc ấm để uống trước khi lên xe khoảng 30 phút. Có thể thái thêm vài lát gừng tươi để ngậm trong khi xe di chuyển. Vị cay, ấm và tính năng giải độc trong gừng sẽ giúp cho bạn tỉnh táo, chống tình trạng buồn nôn. Ngoài ra, nếu không ăn được gừng, người bị say xe ô tô có thể cắt gừng thành lát, đặt dưới mũi để ngửi mùi hoặc cũng có thể dán lát gừng lên rốn.
Những người bị huyết áp thấp thường xuyên bị say xe thì có thể để sẵn gói kẹo gừng trong túi để phòng trừ trường hợp không chuẩn bị kịp gừng tươi.
2. Mẹo chống say xe ô tô bằng vỏ quýt, vỏ cam
Dùng vỏ quýt hoặc cam để nơi đầu lỗ mũi, vắt ra tinh dầu và hít nhẹ vào. Làm khoảng 10 lần như vậy trước khi lên xe khoảng 1 tiếng đồng hồ. Cũng giống như gừng, bạn có thể cầm theo vỏ quýt, cam mang theo để ngửi khi đi xe ô tô.
3. Mẹo chống say xe bằng lá trầu không
Đây là mẹo dân gian cực hay mà những người có kinh nghiệm lái xe lâu năm chia sẻ cho những ai hay bị say tàu xe. Lá trầu không vò vụn, áp vào rốn rồi dùng băng gạc quấn lại hoặc cũng có thể hơ nóng lá trầu rồi áp rốn trong vòng 3-4 phút. Trầu không có tính chống hàn lạnh, giúp ấm cơ thể và át được mùi xăng dầu khó chịu của tàu xe.
4. Mẹo chống say xe bằng bánh mì
Hãy để một mẩu bánh mì ngang nơi cánh mũi để hít hà trong quá trình di chuyển bằng ô tô, tình trạng say xe cũng giảm đi đáng kể.
5. Mẹo chống say xe ô tô bằng lá nguyệt quế
Lá nguyệt quế giúp cho tinh thần tỉnh táo, chống say xe và còn có tác dụng chống buồn ngủ cho các bác tài.
6. Mẹo chống say xe ô tô bằng củ khoai lang
Nhai sống 1 vài lát khoai lang cũng sẽ hạn chế được tình trạng say xe ô tô.
7. Mẹo chống say xe bằng quả cau
Ngậm 1 miếng cau khi đi xe ô tô cũng sẽ khắc phục được các hiện tượng nôn nao, chóng mặt…
8. Chống say xe ô tô bằng bấm huyệt
Những việc cần làm để tránh tình trạng say xe
♦ Không được để bụng đói khi đi xe. Tốt nhất hãy ăn nhẹ trước khi xe khởi hành khoảng gần 1 tiếng đồng hồ.
♦ Sử dụng khẩu trang để tránh ngửi thấy (hoặc có cảm giác là ngửi thấy) mùi xăng xe.
♦ Không nên đọc sách báo hay sử dụng điện thoại quá nhiều khi đi xe ô tô. Trạng thái lắc lư trong quá trình xe chạy sẽ khiến cho mắt và tiền đình phải hoạt động nhiều hơn khi đọc sách, xem điện thoại. Điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng và cũng dễ bị say xe ô tô hơn.
♦ Chú ý vị trí ngồi trên xe: Những người hay bị say xe ô tô nên chọn vị trí ngồi đầu xe, tránh ngồi cuối xe.
♦ Hạn chế nhìn cảnh vật qua lớp kính xe
♦ Khi xe phanh đột ngột hoặc dừng, tập trung hít thật sâu rồi thở ra từ từ nhẹ nhàng. Lặp lại động tác này khoảng 3-4 lần để cơ thể thích ứng với sự thay đổi trạng thái.
♦ Nên chuẩn bị sẵn ít đồ ăn nhẹ trên xe như bánh mì, bánh quy…
♦ Nên chuẩn bị sẵn chai nước để giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Hạn chế uống cà phê, trà, nước cam… Trước khi lên xe có thể uống 1 ly nước ấm pha chút dấm gạo.
♦ Nếu không nhất thiết phải bật điều hòa, khi đi xe bạn hãy thỉnh thoảng hạ cửa kính xe xuống để hít thở không khí bên ngoài.
♦ Ngoài những lưu ý trên, khi đi xe hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh ức chế bực dọc. Nếu ngủ được, hãy thư giãn đầu óc để ngủ một giấc trên xe.
♦ Trong cuộc sống hàng ngày, hãy chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để giữ được một cơ thể khỏe mạnh.
Leave a Reply