Nên làm gì khi gặp phải một vụ tai nạn ô tô?
Rõ ràng là không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách này, do đó, hãy xem xét tình hình trước khi dừng xe lại ở giữa đường. Thông thường, bạn nên đỗ xe càng xa vụ tai nạn càng tốt cũng như đỗ xe ở bên đường để bảo vệ bạn và người ngồi trên xe.
Như bạn biết, càng dành nhiều thời gian lái xe, khả năng gặp phải tai nạn xe hơi càng cao, cho dù bạn là người chứng kiến hay là nạn nhân. Khi chứng kiến một vụ tai nạn trên đường, một số người chỉ đi chậm lại để chụp ảnh hoặc quay phim và bỏ đi. Tuy nhiên bạn không nên làm như vậy mà nên giúp đỡ mọi người một cách đúng và an toàn nhất. Cần chú ý, một số trường hợp nguy hiểm, nếu không có kiến thức thì điều bạn làm có thể gây hại hơn là có ích. Những lời khuyên và nguyên tắc sau đây có thể không đúng trong mọi trường hợp nhưng chắc chắn, chúng sẽ giúp bạn và những người khác có liên quan không đưa ra các quyết định sai lầm.
1. Đèn và phanh cảnh báo
Đưa ra cảnh báo là điều đầu tiên bạn cần làm, trước khi chạy xe chậm lại để lấy điện thoại chụp hình hay gọi cho các dịch vụ cấp cứu. Một số mẫu xe hơi hiện đại sẽ tự động bật đèn cảnh báo khi phanh gấp nhưng đừng quá dựa dẫm vào chúng.
Bạn đang có nhu cầu mua bán ô tô cũ mà không biết nhờ ai hãy đến với chúng tôi để tư vấn mua bán oto cũ giá rẻ tốt nhất hay con mua ô tô cũ giá tốt còn nguyên như mới
Hãy đánh giá tình huống bạn đang gặp phải càng nhanh càng tốt, nhấn nút có hình tam giác màu cam trên chúng và sau đó mới bắt đầu chạy xe chậm lại. Bằng cách này, người lái ở phía sau bạn sẽ biết rằng đang có chuyện xảy ra ở phía trước và sẽ làm tương tự bạn, thay vì đâm vào xe bạn và tạo ra một vụ tai nạn dây chuyền. Bạn cũng có thể đạp bàn đạp phanh một vài lần trước khi bắt đầu chạy xe chậm lại để khiến mọi người nhìn rõ chiếc xe của bạn.
Xem Thêm: Top 5 mẫu xe senda cỡ trung an toàn nhất 2018
Sau khi giảm tốc độ, hãy chắc chắn rằng xe của bạn để thừa đủ chỗ cho xe cứu thương, xe cứu hỏa và/hoặc xe cộ đang đi đến. Nếu nạn nhân vụ tai nạn nằm ở giữa đường, bạn cũng có thể đỗ xe như một tấm chắn ở phía trước họ, với điều kiện đèn cảnh báo được bật lên và tầm nhìn đủ tốt để chiếc xe không trở thành vật cản nguy hiểm cho các người lái khác.
Rõ ràng là không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách này, do đó, hãy xem xét tình hình trước khi dừng xe lại ở giữa đường. Thông thường, bạn nên đỗ xe càng xa vụ tai nạn càng tốt cũng như đỗ xe ở bên đường để bảo vệ bạn và người ngồi trên xe.
2. Xuống xe và đánh giá tình hình
Dù là ban ngày, ban đêm hoặc khi tầm nhìn không tốt, bạn nên có một chiếc áo khoác phản quang để sử dụng trong một số trường hợp. Nếu trời sương mù hoặc là ban đêm, bạn ra khỏi xe với bộ quần áo tối màu, rõ ràng là bạn sẽ gặp nguy hiểm, bởi những người lái khác sẽ không thể nhìn thấy bạn. Vì vậy, hãy mặc áo khoác phản quang hay mang áo khoác sáng màu ở trên xe để sử dụng chúng trong những tình huống này.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được hút thuốc lá ở gần vụ tai nạn, vì nhiên liệu và khí ga rò rỉ có thể bắt lửa. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh thì bạn mới có thể tìm kiếm các nạn nhân gặp tai nạn cũng như đánh giá tình trạng của họ. Sau đó, hãy gọi cho các dịch vụ cấp cứu.
3. Gọi các dịch vụ cấp cứu và giúp đỡ các nạn nhân
Tại thời điểm này, bạn sẽ không còn căng thẳng như lúc trước, do đó, hãy cố gắng cung cấp các thông tin súc tích và có ích khi gọi cho các dịch vụ cấp cứu. Hãy nói với họ về địa điểm hay khu vực xảy ra vụ tai nạn (sử dụng ứng dụng GPS trên xe hay điện thoại trước khi gọi, nếu như bạn không chắc chắn), số lượng người gặp tai nạn và tình trạng của họ.
Nếu vụ tai nạn xảy ra trước khi bạn đến hiện trường, bạn cũng nên cùng các nhân chúng khác thu thập thông tin. Dịch vụ cấp cứu cần biết có ai bị chảy máu, bất tỉnh, không thấy mạch đập hay có cháy không, để họ có thể cung cấp các loại xe cấp cứu thích hợp. Bạn cũng nên luôn mang một bình chữa cháy nhỏ trong xe mọi lúc, loại có thể sử dụng luôn nếu cần.
Trừ khi bạn là một bác sĩ được đào tạo hoặc EMT, không được tiến hành bất kỳ thủ tục y tế nào đối với nạn nhân hoặc chuyển họ ra khỏi chiếc xe bị tai nạn. Điều này cũng được áp dụng tuỳ vào trường hợp thực tế, ví dụ như khi nạn nhân nằm giữa đường hay đang ở trong chiếc xe bị cháy. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, hãy chờ những người có chuyên môn tới.
Ngoài việc dừng xe và kêu gọi trợ giúp, mọi hành động khác đều có thể có ích hoặc gây ra nguy hiểm, vì vậy hãy đưa ra các quyết định một cách khôn ngoan trong khi đợi xe cấp cứu đến.
4. Sau khi các chuyên gia đến
Khi những người có chuyên môn đến, hãy cố gắng hỗ trợ họ bằng bất cứ cách nào nhưng đừng cản trở họ. Hãy sẵn sàng tóm tắt cho các nhân viên y tế về tình trạng và vị trí của nạn nhân cũng như lính cứu hoả về bất kỳ vụ hỏa hoạn nào hay có nạn nhân nào bị mắc kẹt bên trong xe hay không. Bạn cũng nên chụp ảnh hoặc quay video nhiều nhất có thể bằng máy ảnh hoặc điện thoại thông minh, để hỗ trợ chính quyền và các người lái có liên quan để hiểu rõ vụ tai nạn xảy ra như thế nào.
Hãy sẵn sàng để bàn giao bất kỳ hình ảnh hoặc video bằng chứng nào cho cảnh sát và sẵn sàng làm nhân chứng. Chỉ rời vụ tai nạn sau khi cảnh sát cho phép bạn rời đi. Hãy nhớ rằng bạn đã là một phần của vụ tai nạn.
Sau đó, hãy lái xe an toàn tới điểm đến, xuống xe và gặp bạn bè, chia sẻ về câu chuyện bạn vừa trải qua.
Leave a Reply