Lái xe ô tô sử dụng điện thoại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông ở Việt Nam
Hầu hết, người tham gia khảo sát quả quyết sẽ không sử dụng điện thoại khi xe di chuyển trong thời tiết xấu hoặc khi trong xe có trẻ em. Tuy nhiên, họ lại thiếu cảnh giác trong những tình huống nguy hiểm hơn như khi nhập làn giao thông (34%) hoặc di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc (36%).
Lái xe ô tô sử dụng điện thoại là thói quen xấu của đa số tài xế ở Việt Nam, tỷ lệ này ngày càng gia tăng với 87% thanh niên Việt gặp nạn vì không tập trung khi cầm vô-lăng.
Mới đây, nghiên cứu của Ford Việt Nam chỉ ra rằng, 82% các bậc phụ huynh và hơn 87% người trẻ tại Việt Nam thừa nhận bản thân hoặc người quen của mình từng gặp phải tai nạn giao thông do mất tập trung khi đang lái ô tô.
Trong số này, phụ nữ có tần suất sử dụng điện thoại nhiều nhất khi tham gia giao thông với 49% và đều không sử dụng các thiết bị kết nối rảnh tay, 31% số người sử dụng mạng xã hội và 33% thường xuyên bị xao nhãng bởi người đi đường.
Bạn đang có nhu cầu mua bán ô tô cũ mà không biết nhờ ai hãy đến với chúng tôi để tư vấn mua bán oto cũ giá rẻ tốt nhất hay con mua ô tô cũ giá tốt còn nguyên như mới
Nghiên cứu cũng cho thấy, có đến 38% tài xế ở Việt Nam không thể từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại khi đang cầm lái. Gần 75% lái xe cho rằng việc sử dụng điện thoại khi đang di chuyển cùng người thân là việc… hoàn toàn bình thường.
Xem Thêm: Top 5 xe ô tô sở hữu công nghệ an toàn chủ động tốt nhất năm 2018
Tài xế Việt dùng điện thoại khi lái xe làm gì?
Theo nghiên cứu, 61% tài xế dùng điện thoại khi lái xe để gọi điện cho bạn bè và người thân, 57% dùng để nhận các cuộc gọi và email liên quan đến công việc và 46% dùng khi xe bị tắc đường hoặc dừng chờ đèn đỏ.
17% số người được khảo sát cho rằng sự buồn chán cũng được coi là một nguyên nhân chủ chốt gây ra tình trạng này, do “quá chán và chẳng có việc gì khác để làm” nên họ dùng điện thoại.
Hầu hết, người tham gia khảo sát quả quyết sẽ không sử dụng điện thoại khi xe di chuyển trong thời tiết xấu hoặc khi trong xe có trẻ em. Tuy nhiên, họ lại thiếu cảnh giác trong những tình huống nguy hiểm hơn như khi nhập làn giao thông (34%) hoặc di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc (36%).
Chế tài xử phạt không đủ sức răn đe
Trong số những người tham gia lấy ý kiến, có đến 83% người nghĩ rằng mức phạt đối với hành vi này còn chưa đủ tính răn đe và 79% trong số họ mong muốn có mức phạt nặng và nghiêm khắc hơn giúp họ lái xe an toàn
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,25 triệu người chết và từ 20 đến 50 triệu người khác bị thương do tai nạn giao thông. Trong đó, những người thường xuyên sử dụng điện thoại có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 4 lần so với người tập trung lái xe.
Theo các chuyên gia, sử dụng điện thoại di động sẽ làm khả năng phản ứng của người lái xe giảm đi đáng kể, đặc biệt là khả năng phanh và phản ứng với đèn tín hiệu. Điều này sẽ khiến lái xe gặp khó khăn trong việc giữ đúng làn đường và duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Nếu bạn đang lái xe với vận tốc 100km/h, và xao nhãng 10s để gửi một tin nhắn, trong thời gian đó, chiếc xe của bạn đã đi một quãng đường lên tới 280m và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tại nạn.
Phạt tiền từ 100.000 – 800.000 đồng
Nếu tài xế bị phát hiện sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị xử phạt theo nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô, phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe máy và các loại xe tương tự xe máy.
Leave a Reply